Tuesday, July 25, 2023

đây thiên đường tổ quốc chúng ta


Lời dẫn: từ tối hôm qua, 2023-07-24, trên diễn đàn của nhóm huediepchi, anh bạn trẻ ở Việt Nam ha@hdc.com gửi cho một bài viết nhan đề "NGƯỜI THÁI TỬ TẾ … NGƯỜI VIỆT HUNG DỮ" (xem chú thích 2). Nói về tình trạng suy sụp đạo đức của người Việt Nam từ sau biến cố 1975.


nguồn hình: https://binhthtran.com/baochinhviet/index.php/tho-van/224-vung-ky-uc-thien-duong-xhcn


Trao đổi với nhau qua 7 bức thư, ý tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của những tác giả bài viết.

Nhân thể ghi lại vài kỉ niệm riêng về đề tài này (cf. chú thích 3-4-6).

Trong bức thư thứ 4, tôi nhớ lại lần về thăm nhà lần đầu tiên sau 1975, kể chuyện như sau:

Nhớ năm 1996 về thăm lại Đà Lạt. Hôm đó ở trên một đồi cao bên bờ hồ Xuân Hương, chúng tôi gặp một bà gánh hàng rong bán khô mực. Vừa quạt than vừa nướng khô mực, bà ấy kể chuyện bà đã về hưu, nhưng vẫn phải đi bán hàng, để có tiền nuôi con trai bà ăn học ở Sài Gòn. Tiền hưu trí của bà đâu khoảng 10-20 US dollars mỗi tháng. Khi trả tiền, không nhớ là bao nhiêu, nhưng rất rẻ so với vật giá thời kì đó. Chúng tôi xin biếu thêm, nhưng bà nhất quyết từ chối.

Cho thấy rằng, trong một xã hội xấu xa cách mấy đi nữa, vẫn luôn luôn còn có những người chân thật.
Đó là niềm hi vọng cho một ngày mai tươi sáng cho đất nước Việt Nam.

Ý tôi muốn an ủi bạn HA ha@hdc.com rằng dù trong hoàn cảnh vô cùng đen tối của đất nước bây giờ, Việt Nam ta vẫn còn mãi mãi những con người tử tế.

Tôi vụt nhớ lại những kỉ niệm xưa từ khi còn thơ ấu ở Hà Nội 1954, rồi đến khi ra nước ngoài từ trước 1975. 

Năm 1954, ở Hà Nội, trong ban nhi đồng, anh cả tôi được dạy hát như sau:

Đây thiên đường tổ quốc chúng ta,
Đây ruộng vườn quê hương ngàn đời...


Năm 1975, trên báo Sinh viên Việt Nam tại Pháp (tên là "Liên Hiệp" thì phải) đăng lời kêu gọi của Trần Bạch Đằng: "Hãy tin chúng tôi."

80℅ sinh viên Việt Nam chạy theo ủng hộ, hoạt động ráo riết cho những chương trình Nhà nước Cộng Sản: "Chân Trời 80", "Chân trời 90"...

Ông Trần Văn Khê đến diễn thuyết ở Faculté de Lettres, ở tỉnh tôi theo học lúc đó. Bạn bè tôi đua nhau xin trường học của họ bao nhiêu là sách đại học về đủ các bộ môn, máy móc dụng cụ nghiên cứu... gửi về nước.

Năm 1996, về nước lần đầu sau 1975, ra xem các tiệm sách lớn ở Sài Gòn, chỉ rặt thấy bày bán Hồi ký Trần Văn Khê, cùng sách của dăm nhà văn, nhạc sĩ (Sơn Nam, Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường...) có công với cách mạng.

Có một chị quen, về nước từ khoảng năm 1972, làm giáo sư tiến sĩ dạy ở Đại Học Cần Thơ. Chị ấy còn hăng hái tham gia tòa án nhân dân nữa chứ. Sau năm 2000 thì trở qua Mỹ. Vẫn chưa có dịp hỏi chị ấy về kinh nghiệm XHCN bây giờ ra sao.

Nhà văn ly khai Tiệp Khắc Milan Kundera (1929-2023), trở thành nhà văn ở Pháp, đã viết:

Để thanh toán các dân tộc, người ta bắt đầu bằng cách tước bỏ trí nhớ của họ. Chúng nó phá hủy sách vở của bạn, văn hóa của bạn, lịch sử của bạn. Những kẻ khác viết ra những cuốn sách khác, lồng vào đó một văn hóa khác, bày đặt ra một câu chuyện khác - một lịch sử khác; sau đó, người dân dần dần quên mất bây giờ mình là ai và trước kia mình là ai. 
(Pour liquider les peuples, on commence par les priver de la mémoire. Ils détruisent tes livres, ta culture, ton histoire. Quelqu'un écrit d'autres livres, leur donne une autre culture, invente une autre histoire ; plus tard, les gens commencent à oublier lentement ce qu'ils sont et ce qu'ils étaient.)


Đặng Thế Kiệt
2023-07-25




Chú thích

(1)
Ký ức 30-4-1975 trong lòng thủ đô nước Pháp (web Công An Nhân Dân)
https://cand.com.vn/thoi-su/Ky-uc-30-4-1975-trong-long-thu-do-nuoc-Phap-i388229/
Giới thiệu Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (Union des étudiants Vietnamiens en France, viết tắt là UEVF)
https://www.uevf.fr/gioi-thieu/
Sinh viên VNCH biểu tình chống Trung Quốc năm 1974
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49658957

(2)
from: ha <ha@hdc.com>
reply-to: <hdc@googroups.com>
to: <hdc@googroups.com>
date: 24 Jul 2023, 07:15
subject: NGƯỜI THÁI TỬ TẾ … NGƯỜI VIỆT HUNG DỮ

Đúng là cách hành xử của người Việt thật sự có vấn đề so với những nơi khác.
Người Thái Tử Tế 
Hồi nhỏ, mỗi lần nghĩ đến người Thái thì tôi luôn liên tưởng đến “hải tặc” hay “cướp biển Thái Lan”. Có lẽ vì đó là hình ảnh duy nhất mà tôi được nghe người Việt nhắc đến nhiều nhất với con cháu. Sau này lớn lên, tôi mới biết, ngoài những chuyện như hải tặc Thái Lan ra, thì cũng nghe đến người Thái đã mở rộng vòng tay tiếp đón người Việt tỵ nạn trong lúc chờ đợi định cư đến các nước tự do sau biến cố 1975. Thậm chí, tôi được biết, có những gia đình người Thái đã cưu mang nhận trẻ mồ côi Việt Nam làm con và nuôi nấng các em vô cùng tử tế. 
10 năm trước, tôi đang bế con nhỏ 6 tháng tuổi trên tay đứng chờ băng qua con đường tấp nập xe cộ tại Bangkok. Một anh cảnh sát giao thông Thái thấy tôi đứng mãi mà vẫn không qua đường được. Anh liền chạy ra giữa đường ra hiệu cho các xe chạy chậm để tôi bế con qua đường. Tuy chỉ là hành động nhỏ, nhưng làm tôi xúc động cảm mến hình ảnh anh cảnh sát giao thông đó mãi. 
Mới đây nhất, đến đất nước Thái, tôi lại càng vô cùng thán phục lòng tử tế và sự chất phác của họ.
Một anh thợ cắt tóc người Thái không biết một từ tiếng Anh nào. Thấy anh tận tụy cắt mái tóc cho đứa con trai tôi gần nửa tiếng đồng hồ. Đến khi trả tiền, anh ra dấu mấy lần mà tôi vẫn không hiểu chính xác là bao nhiêu. Cuối cùng tôi đành móc hết tiền mặt trong ví ra, xoè hết trên tay để anh tự lấy. Anh chọn đúng ba tờ 20 baht (khoảng dưới 3 đô Úc). Tôi tròn xoe mắt vì thấy rẻ quá. Tôi liền đưa thêm cho anh một tờ 20 baht nữa. Nhưng anh ra dấu lắc đầu nhất quyết không chịu nhận. Tôi đành chào gật đầu cảm ơn anh và ra về. Lòng thầm cảm phục sự thật thà và liêm khiết của người thợ cắt tóc này.
Một lần khác tôi đi chợ trời. Mặc dù sau khi đã đồng ý giá cả với một bác gái bán hàng, lúc trả tiền tôi lại gửi cho hơn những gì mình đã đồng ý. Một điều rất thú vị là, tuy lúc trả giá thì bác bán hàng này tính rất kỹ, nhưng một khi đã thuận giá bán rồi thì bác nhất định không chịu nhận thêm. Ồ, người Thái có lòng tự trọng và đặc biệt lạ lùng. 
Người Thái luôn mở lòng tiếp đón khách hàng. Ngay cả khi mình coi đồ đã đời mà vẫn không mua, họ vẫn nở nụ cười chào mình khi ra khỏi cửa tiệm. Đây là một điều rất hiếm thấy ở Việt Nam. 
Với tôi, nếu xét xem một đất nước có văn minh và vững mạnh như thế nào thì trước hết, hãy nhìn vào những hình ảnh đơn sơ, cách sống bình dị của từng người dân bé nhỏ nhất trong xã hội đó. Chứ không chỉ là hình ảnh của những biệt thự, xe hơi, đường rộng cao tốc hay những tòa nhà chọc trời. 
Tuy nền chính trị của Thái vẫn còn nhiều bất ổn, nhưng một đất nước với nhiều con người đầy lòng tự trọng và tử tế như thế, thì tin chắc nhân quyền và tự do đích thực sẽ là con đường đầy hứa hẹn trên đất nước của xứ sở Chùa Vàng này.
TERESA TRẦN KIỀU NGỌC 
***
SÀI GÒN MẤT TÊN … NGƯỜI MIỀN NAM MẤT NƯỚC 
Nước Việt cộng sản hôm nay là nhà tù lớn độc tài . 
Văn hóa cai trị của miền Bắc cộng sản là bạo lực khủng bố , cướp và giết người . 
Văn hóa thiện nhân yêu hoà bình của người miền Nam đả bị phá hủy và bị tiêu diệt 😥
HUNG DỮ : NGƯỜI VIỆT THAY ĐỔI SAU 1975
Người Việt chúng ta (hiện nay) là những người hung dữ.
Khi tôi trả lời một cách đầy kiêu hãnh rằng mình là người Việt Nam, chị im lặng, cúi đầu, rồi ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt tôi, chậm rãi nói:  
“Xin lỗi bạn, nhưng tôi phải nói thật lòng với bạn rằng: Người Việt của bạn là những người hung dữ”.
Đấy là tình cảnh một dịp gần đây, trong buổi giao lưu giữa những người nước ngoài hiện sống và làm việc tại thành phố Jakarta (Indonesia), tôi gặp một người phụ nữ Mỹ gốc châu Phi. Trò chuyện vui vẻ với nhau một lúc, chị hỏi tôi từ đâu đến.
Câu nói của người phụ nữ làm tôi choáng váng. “Tại sao chị lại nghĩ vậy?” – Tôi vội hỏi và chị giải thích rằng vừa qua Việt Nam du lịch.
Đến TP.HCM, khi đang say sưa với cảnh vật và con người, chị đứng bên đường chụp ảnh khu nhà thờ Đức Bà bằng chiếc điện thoại vừa mới mua thì bị kẻ cướp lao đến giật phắt điện thoại, rồi vút đi bằng xe máy.
Vụ cướp giật không chỉ để lại cho chị những vết sẹo trên cơ thể (do bị kéo té ngã) mà còn cú sang chấn về tinh thần: Hiện nay, mỗi khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng xe máy chị lại hoảng hốt.
Khi tôi xin lỗi chị và nói rằng chính quyền TP.HCM đang làm các bước để cải thiện sự an toàn cho khách du lịch, người phụ nữ ấy lắc đầu và nói cái cần sửa nhất là bản tính tham lam, bon chen và hung hăng của người Việt.
Chị cho biết, trong khoảng ba tuần ở Việt Nam, chị đã quan sát thấy cái bản tính ấy trong nhiều hoàn cảnh: Người ta không chịu xếp hàng mà sẵn sàng chen lấn, xô đẩy; người ta bóp kèn inh ỏi trên phố để cố nhanh hơn vài giây, vài phút.
Khi va quẹt vào nhau trên phố, thay vì nhã nhặn giải quyết vụ việc, người ta sửng cồ, sẵn sàng lao vào nhau.
Người ta sẵn sàng bắt chẹt khách du lịch chỉ vì lợi nhuận trước mắt: Khi trả giá để mua hàng, chị đã bị người bán nói những lời rất khó nghe, thậm chí còn xúc phạm đến nguồn gốc châu Phi của chị. 
Người phụ nữ thở dài nói rằng chị đã ở Indonesia 5 năm nhưng chưa bao giờ sa vào hoàn cảnh tương tự và so với những gì chị đã trực tiếp trải nghiệm, người Indonesia vô cùng hiền lành, tốt bụng, vui vẻ và tử tế.
Người Việt có hung dữ không? Câu hỏi ấy đeo đẳng tôi suốt nhiều tháng trời để rồi khi về Việt Nam lần gần đây nhất, tôi đã có câu trả lời.
Tại con hẻm nhỏ ở quận Gò Vấp, tôi chạy xe kế bên người mẹ vừa đón con đi học về. Giây phút hội ngộ của hai mẹ con sau một ngày làm việc và học tập vất vả đáng lẽ là những giây phút hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười, nhưng không phải. Người mẹ vừa chạy xe vừa ra rả rủa xả con mình trong khi cô con gái nhỏ co rúm vì sợ hãi.
Người mẹ chửi con vì điểm kiểm tra toán hôm đó không như bà mong đợi. Nhìn nét mặt đau khổ của cô con gái, tôi tự hỏi người phụ nữ đang dạy con những gì? Hay bà đang cố gắng gieo mầm mống của sự hung dữ vào tâm hồn trẻ nhỏ?
Người Việt chúng ta là những người hung dữ., Khi chửi rủa con trẻ, phải chăng người mẹ đang gieo mầm tính xấu cho nó . Tôi tự hỏi có phải vì điều kiện sống quá áp lực, vì hoàn cảnh kinh tế bức bối mà con người ta dễ dàng trút giận lên nhau?
Trong những năm gần đây, tôi sống và làm việc ở hai thành phố lớn với môi trường khá tương tự TP HCM. Đó là Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia).
Đây là hai thành phố có tình trạng người thất nghiệp khá cao, an sinh xã hội thấp, nhiều người nghèo và đặc biệt với tình trạng ùn tắc giao thông dễ khiến người ta nổi nóng.
Nhưng thật lạ, trong bốn năm sống ở Manila và một năm rưỡi sống ở Jakarta, tôi thấy trên đường phố, dù kẹt xe đến mấy, ít ai bóp còi.
Văn hóa xếp hàng ở hai thành phố này cũng vượt trội hơn hẳn các thành phố của Việt Nam và đặc biệt là tại các cơ sở kinh doanh, tôi chưa từng gặp tình trạng bị chèo kéo, hăm dọa và bắt nạt như tôi từng gặp mỗi khi về nước.
“Người Việt là những người hung dữ”, câu nói đó không hẳn là đúng, nhưng tôi thấy sự hung dữ ngày càng lộng hành và bột phát không chỉ ngoài đường phố mà còn trong các gia đình (bạo hành phụ nữ, trẻ em, người thân trong gia đình giết nhau vì mâu thuẫn hay tranh chấp tài sản), trong trường học (bạo hành học sinh), trên mạng xã hội (người ta có thể thoải mái mạt sát, thóa mạ lẫn nhau).
Đặc biệt là các vụ giết người vì mâu thuẫn nhỏ ngày càng gia tăng.
Tôi đã nghe cha mẹ tôi kể những câu chuyện rất xúc động về sự tử tế của con người trong những năm tháng khi đất nước chúng ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh.
Điều đáng buồn là khi chiến tranh lùi xa, sự tử tế cũng đang dần biến mất nhiều nơi. Bộ phim “Chuyện tử tế” của đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm 1985 đã cảnh báo về tình trạng ấy. Giờ đây, sau 34 năm, bộ phim vẫn còn nóng hổi tính thời sự.
Theo lời bình của bộ phim: “Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn…”.
Vâng, sự tử tế chính là cái gốc cho sự phát triển bền vững của một xã hội. Nếu chúng ta không sớm hành động để đánh thức và khích lệ sự tử tế trong mỗi con người, nền tảng đạo đức xã hội sẽ tiếp tục lung lay, khiến cho những thành tựu phát triển kinh tế của chúng ta trở nên vô nghĩa.
(Nhà văn NGUYỄN PHAN QUẾ MAI)
--
Flos Folium et Ramulus Semper Virens
---

(3)
from: d- tk <dtk@hdc.com>
to: huê diệp chi <<hdc@googroups.com>>
date: 24 Jul 2023, 20:30
subject: Re: NGƯỜI THÁI TỬ TẾ … NGƯỜI VIỆT HUNG DỮ

Gửi HA hai câu thơ của Đỗ Phủ, đời nhà Đường, so với ngày nay không khác chi mấy.
◇Đỗ Phủ 杜甫: Khóa mã xuất giao thì cực mục, Bất kham nhân sự nhật tiêu điều 跨馬出郊時極目, 不堪人事日蕭條 (Dã vọng 野望) Cưỡi ngựa ra ngoài thành nhìn mút mắt, Đau lòng vì cảnh đời ngày một suy đồi, rách nát.

(4)
from: d- tk <dtk@hdc.com>
to: huê diệp chi <<hdc@googroups.com>>
date: 24 Jul 2023, 23:11
subject: Re: NGƯỜI THÁI TỬ TẾ … NGƯỜI VIỆT HUNG DỮ

Nhớ năm 1996 đi thăm lại Đà Lạt. Hôm đó ở trên một đồi cao bên bờ hồ Xuân Hương, chúng tôi gặp một bà gánh hàng rong bán khô mực. Vừa quạt than vừa nướng khô mực, bà ấy kể chuyện bà đã về hưu, nhưng vẫn phải đi bán hàng, để có tiền nuôi con trai bà ăn học ở Sài Gòn. Tiền hưu trí của bà đâu khoảng 10-20 US dollars mỗi tháng. Khi trả tiền, không nhớ là bao nhiêu, nhưng rất rẻ đối với vật giá thời kì đó. Chúng tôi xin biếu thêm, nhưng bà nhất quyết từ chối.
Cho thấy rằng, trong một xã hội xấu xa cách mấy đi nữa, vẫn luôn luôn còn có những người chân thật.
Đó là niềm hi vọng cho một ngày mai tươi sáng cho đất nước Việt Nam.
 
(5)
from: ha <ha@hdc.com>
reply-to: <hdc@googroups.com>
to: <hdc@googroups.com>
date: 25 Jul 2023, 06:47
subject: Re: NGƯỜI THÁI TỬ TẾ … NGƯỜI VIỆT HUNG DỮ

Đáng tiếc sau 27 năm thì nó trở nên tồi tệ hơn.
Anh nghĩ vấn đề này nằm ở giáo dục, văn hóa hay do yếu tố nào?

(6)
from: d- tk <dtk@hdc.com>
to: <hdc@googroups.com>
date: 25 Jul 2023, 09:53
subject: Re: NGƯỜI THÁI TỬ TẾ … NGƯỜI VIỆT HUNG DỮ

Câu trả lời bây giờ đã quá rõ.
George Orwell, trong Animal Farm và 1984, đã mô tả trọn vẹn loại xã hội này.
Đại khái, có một tay nào đó, đam mê quyền lực - quyền lợi, hiển nhiên là rất khôn lanh, hắn dựa vào một lí thuyết theo chiều hướng thích hợp với lí tưởng của mình, chủ trương cách mạng lật đổ xã hội đương thời -- mà hắn cho là bất công phản động, để hứa hẹn một thiên đường ca hát, đem lại ấm no, hạnh phúc, công bằng cho mọi người.
Để củng cố cho lãnh tụ và tập đoàn của hắn, họ dùng mọi thủ đoạn gian manh, che giấu sự thật, làm ngu dân để dễ bề cai quản... 
Kết quả: một băng đảng đặc quyền đặc lợi thao túng toàn thể nhân dân, — sống trong nghèo đói, tăm tối... 
Giai đoạn tiếp theo, luật tự nhiên, băng đảng chia chác không đều, bất đồng ý kiến nội bộ... Thế là họ tự chia rẽ nhau, tranh chấp quyền hành lẫn nhau, tạo thành những sứ quân sát phạt nhau.
Có lẽ bây giờ XHCN Việt Nam đang ở giai đoạn này.
Bắc Bộ Phủ 2023 chỉ đang vơ vét tối đa, đem của cải ra nước ngoài, gửi họ hàng con cháu đi mua nhà mua đất, lập cơ sở làm giàu... ở những quốc gia tư bản tự do. 
Chờ ngày sụp đổ.

(7)
d- tk <dtk@hdc.com>
11:54 (39 minutes ago)
to huê

Năm 1954, ở Hà Nội, trong ban nhi đồng, anh tôi được dạy hát như sau:
Đây thiên đường tổ quốc chúng ta,
Đây ruộng vườn quê hương ngàn đời...

Năm 1975, trên báo Sinh viên Việt Nam tại Pháp (tên là "Liên Hiệp" thì phải) đăng lời kêu gọi của Trần Bạch Đằng: "Hãy tin chúng tôi".
80℅ sinh viên Việt Nam chạy theo ủng hộ, hồ hỡi hoạt động ráo riết cho "Chân Trời 80", "Chân trời 90"...
Ông Trần Văn Khê đến diễn thuyết ở Faculté de Lettres, ở tỉnh tôi theo học lúc đó. Bạn bè tôi đua nhau xin trường học của mình bao nhiêu là sách đại học về đủ các bộ môn, máy móc dụng cụ nghiên cứu... gửi về nước.
Năm 1996, về nước lần đầu sau 1975, ra xem các tiệm sách lớn ở Sài Gòn,  chỉ rặt thấy bày bán Hồi ký Trần Văn Khê, cùng với sách dăm nhà văn, nhạc sĩ... có công với cách mạng.
Có chị quen tôi, về nước từ khoảng 1972, làm giáo sư Tiến Sĩ dạy Đại Học Cần Thơ. Chị ấy còn hăng hái tham gia Tòa Án Nhân Dân nữa chứ. Sau năm 2000 thì trở qua Mỹ. Vẫn chưa có dịp hỏi chị ấy về kinh nghiệm XHCN bây giờ ra sao.
dtk