Thursday, April 26, 2018

la cause du peuple


Nhà nghiên cứu lịch sử Thierry Wolton (người Pháp) vừa xuất bản bộ sách 3 quyển Une histoire mondiale du communisme (Grasset, 1180 p., 39 €).

Tạp chí Le Point số 2381, ra ngày 19 avril 2018, có bài phỏng vấn tác giả Thierry Wolton, nhan đề: 50 millions de morts, et tous "complices" ? (tạm dịch: 50 triệu người chết, và tất cả đều là "đồng lõa"?).

"Complices" cũng là nhan đề quyển thứ ba trong bộ sách nói trên, xuất bản năm nay (2018), được trao giải thưởng văn chương "Ngày nay" (prix Aujourd'hui).
 

Tấm hình in đầu bài báo đập ngay vào mắt:

Cặp Sartre-Beauvoir bán báo "La Cause du peuple"
trên đường phố Paris, năm 1970
Vụt nhớ lại kỉ niệm gần 50 năm về trước, khi vừa chân ướt chân ráo tới Pháp.

Hôm đó, bước xuống chiếc xe car (du lịch vùng Bretagne-Normandie, do bộ
Văn hóa Giáo dục Pháp tổ chức), tôi ngạc nhiên  thấy một anh bạn sang du học cùng năm (même promotion) với tôi, tay ôm chồng báo, miệng rao không ngớt: "La Cause du peuple ! S'il vous plaît ! Achetez La Cause du peuple !"

Dáng điệu y hệt như tấm hình trên đây, với triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre đang bán báo trên đường phố Paris.
 

Nhiều khi tôi nghĩ rằng tai họa giáng xuống quê hương chỉ là tại những tên khờ có ích (idiots utiles) như những Jean-Paul Sartre (1) kia thôi.

Thierry Wolton xác nhận rằng nước Pháp vốn là "vô địch thế giới" về "tính đồng lõa" với ý thức hệ Cộng Sản ("pays champion toutes catégories en matière de complicité avec les communistes").

Bao nhiêu những nhà trí thức (Jean-Paul Sartre...), báo chí (Le Monde...), kí giả (Jean Lacouture...), nghiệp đoàn thợ thuyền (CGT...), tổ chức sinh viên, nhà giáo..., trong suốt nửa sau thế kỉ XX, đua nhau tranh đấu chống "đế quốc Mĩ", biểu tình phản chiến..., đồng thời vẫn tuyên truyền hỗ trợ cho Mặt Trận Giải Phóng xâm chiếm Miền Nam Việt Nam ("Front National de Libération vaincra").

Mặc bao sự thật "trắng trợn" về "thiên đường Cộng Sản" (Printemps de Prague, goulags,  sự sụp đổ của Liên Xô và ở Đông Âu, biến cố Thiên An Môn ở Bắc Kinh...), người ta vẫn tiếp tục hoan hô đả đảo một chiều theo tư tưởng Mác-Lê.

Trong một bối cảnh như vậy, nghĩ cho cùng, những hành vi cư xử của bạn tôi ở trên có lẽ cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Mà họ đông lắm, chín phần mười bạn bè tôi bên Pháp này đều chạy theo nhau xuống vực như những con cừu của Panurge ngày xưa (François Rabelais).

Có thể nào ngờ, ngay sau biến cố 30 tháng Tư 1975, những người ấy từ miền Nam (Việt Nam cũ) sang Pháp, bỗng đua nhau dán lên tường phòng khách trong nhà bích chương to tướng chân dung Hồ Chí Minh.

Rồi họ (bây giờ đã trở thành những giáo sư, kĩ sư, bác sĩ, dược sĩ...) tấp nập đi hội họp ở Paris cho những chương trình chính trị kinh tế hấp dẫn (do Nhà nước Hà Nội giựt dây) kiểu "Chân trời 80", "Chân trời 90"...

Thierry Wolton nói: Lí thuyết cộng sản theo ý thức hệ mác-lênin nay đã chết.

Trong khoảng hơn mười năm cuối thế kỉ XX, chế độ Liên Xô đã sụp đổ hoàn toàn. Các nước Đông Âu, lệ thuộc khối Liên Xô cũ, cũng đã chuyển sang thể chế dân chủ.

Trung Quốc Lục Địa (và đàn em của họ: Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa) bây giờ đã biến thái thành những thể chế độc tài độc đảng phát triển theo khuynh hướng kinh tế thị trường, nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát của Nhà nước đặc quyền đặc lợi.

Một số những tên khờ có ích (cho Nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, chẳng hạn) hình như cũng sáng mắt ra một chút...




Chú thích

(1) Le Point, 2019-08-29: Sartre… « Grand écrivain, philosophe moyen, politique nul »  (Edgar Morin
Tạm dịch: 
(Jean-Paul) Sartre... "Nhà văn cỡ lớn, triết gia bậc thường, chính trị gia hạng bét." (Edgar Morin).






Phụ lục


2018/04/28 md@huediepchi.com (Seattle, USA)

Xin mạn phép chị md@huediepchi.com đăng lại dưới đây bài viết của chị nhân ngày 30 tháng Tư 2018

Nhớ Nhớ Gì...


Saturday, April 28, 2018 11:08:59 PM

Hôm nay là ngày 28 tháng 4 ở VN, ngày này 36 năm trước, md@hdc mặc cái áo bà ba nâu, quần đen, chân đi dép nhựa, nón lá, tay cầm cái túi lác lên đường...

Ăn mặc cho thành gái quê cũng không giống quê vì cái mặt md@hdc tí tửng (sắp được giải thoát) và sáng láng quá. Đó là do sự cố vấn của ông Anh để md@hdc hoà đồng cùng các cô vùng "muỗi kêu mà như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh".

Đến Rạch Giá được một anh chàng cũng trạc tuổi md@hdc đón về cư xá ngủ đế sáng mai, ra bến đò đi về miệt thứ. Tối đó anh chàng dẫn đường đưa md@hdc ra phố đi dạo ra vẻ như có bạn gái từ Sài Gòn về thăm. He mắng md@hdc là ăn mặc không giống ai, vì cái mặt rặt tỉnh thành, mà... con gái quê cũng không ăn mặc dị hợm... quê như vậy.

Sáng hôm sau ở bến đò Rạch Giá, được ăn một bữa cơm toàn những món nhìn rất quen, mà trước đó md@hdc chưa ăn bao giờ. Canh khổ qua nhồi thịt và dưa rau muống. Thật là ngon miệng. Sau đó md@hdc được đưa bằng xuồng "tắc ráng" về Thứ 6.

Nằm dưới đống lưới cá hôi hám và lỉnh kỉnh đồ đạc từ trưa đến đêm tối mới về tới gần chỗ đổ quân. Lúc leo lên bờ thì cái đầu vẫn cứ lắc lư chòng chành chân thấp chân cao bước đại chứ không định vị được mặt đất.

Tối đó md@hdc trốn trong vựa lúa ở một góc nhà. Muỗi bu chích quá trời vậy mà chủ nhà khách khứa 2,3 lượt. Ngứa không được gãi thật khổ, lúc đó mới thấy được ý nghĩa của câu thành ngữ “gãi đúng chỗ ngứa”.

Đúng như quẻ xâm md@hdc lấy được hôm tết “đất khách ngộ cố tri”. Đi lần đó là md@hdc thoát. Đến Thái Lan thì gặp cả tá cố tri biết danh nhau từ trường Đại học Bách khoa.

Sau này qua Mỹ định cư, đi học rồi đi làm đã mấy năm rồi, mà lâu lâu cơn ác mộng đang tìm đường vượt biên vẫn trở lại ám ảnh trong giấc ngủ.
 

On Sun, Apr 29, 2018, 04:30 md@hdc

Chuyện thật về chuyến đi của md@hdc đó (...). Chính xác thì lúc mua vé xe đò đi Rạch Giá, md@hdc còn bị một bà bán vé chợ đen truy hô là đi vượt biên mà còn trả giá, đòi gọi công an. md@hdc nói lại bả là buôn bán lậu mà đòi đi gặp công an. Lúc đó công an chẳng có cớ gì để bắt md@hdc... nên bả không sợ công an thì thôi chứ md@hdc mắc gì mà sợ bả. Sống ở VN thời đó ngoài mưu mô, trí trá người ta còn phải chà đạp lên nhau để dành phần, không phải chỉ riêng những kẻ có quyền hành. Mà còn lắm kẻ bần cùng sinh đạo tặc nữa. Thật tuyệt vọng.

Mỗi lần đọc ba cái bài viết kiểu "quê hương đổi mới rồi, bạn phải làm gì cho quê mẹ" thì chuyện cũ lại tràn về.
md@hdc không cần tiền thêm, cũng chẳng cần danh. Không nhậu nhẹt bốc phét, chui vào rọ để làm gì cho khổ. Những đóng góp để change the world thì md@hdc đã làm xong rồi, giờ thì chỉ làm những chuyện vụn vặt cho vui qua ngày tháng mà thôi.


***


2020/06/15 mt@hdc.com (Köln, Deutschland)

from: mt@hdc.com
date: 15 Jun 2020, 16:43
subject: Re: bóng ngày qua: la cause du peuple

Thời gian trôi đi nhanh thật. Ngày đó gia đình M.T. được tàu Cap Anamur I vớt.


Tàu gia đình M.T. đi có 213 người. Sau đó ở 2 tháng tại Singapur rồi 6 tháng ở đảo Galang (Indonesia).
Cuối cùng đến Jakarta, ở 1 tuần để làm thủ tục qua Đức.
(...)

from: d-tk@hdc.com
date: 15 Jun 2020, 16:56

Hình tàu "Cap Anamur I" có gia đình anh M.T. trên đó không?
Năm đó, chính xác là năm nào?

from: mt@hdc.com
date: 15 Jun 2020, 17:46

Chiếc tàu đánh cá đó có gia đình M.T. 
Lúc rời bến, tài công đòi thêm tiền, không cho thêm, nó bỏ lên bờ không lái tàu. Nên ba M.T. lái tàu một mình ra khỏi Việt Nam, — mặc dù ba M.T. là bác sĩ quân y thời Việt Nam Cộng Hòa.
Đi được 3 ngày, bị bão lớn, máy bơm nước bị hư, nhưng nhờ Cap Anamur thấy và tới cứu (09.03.1980).
Hình chiếc tàu (Cf. ở trên) do nhân viên Cap Anamur chụp để làm tài liệu. M.T. ngồi trên nóc chiếc tàu trước khi tàu cặp vào Cap Anamur.
Port de lumière là tiền thân của Cap Anamur. 
(Gia đình M.T.) tổ chức vượt biên hơn 3 năm rồi mới thành công rời Việt Nam.






1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.