Monday, January 29, 2024

Mơ ơi!


Ăn cơm xong, vợ chồng Hoàng ra ngồi hóng mát bên gõc cây sồi điển điển.
— Ô kìa! Con rùa! Con rùa!
Tiểng Lành thảng thốt làm Hoàng giật mình quay đầu lại, nhìn theo tay vợ chỉ. Trên sân cỏ nám vàng, nắng hè chói chang, thoạt đầu hoa mắt chàng không nhìn ra gi cả. Lành bước ra, để sát ngón tay vào một khối đen đen vàng vàng. Lúc đó Hoàng mới nhận ra quả thực có một con rùa, to hơn một bàn tay người lớn, đang gậm nhấm một trái chín rụng dưới gốc cây mơ. Con rùa trông dễ thương quá! Chàng bảo vợ:
— Lành vào kêu hai đứa nhỏ ra coi.
Nàng chắc cũng nghĩ như chồng, lật đật đi kiểm hai đứa con. Không phải đợi lâu, đã nghe tiếng ngưởi chạy lạo xạo trên sân sỏi từ nhà trước ra nhà sau.

photo: Internet

— Đâu? Đâu? Con rùa đâu?
Hai đứa nhỏ, một gái một trai, đua nhau hỏi rối rít. Con rùa cảm thấy bị đe dọa, bỏ trái mơ đang gặm dở, lủi chạy. Ai bảo «chậm như rùa». Con này nhanh gớm! Loáng một cái nó đã tới chân bụi trúc đào gần đó. Hoàng vội xòe tay nắm lấy cái mai, đặt con rùa vào giữa bãi cỏ. Hai đứa nhỏ thích chí cười vang. Con rùa càng thêm hoảng hốt, vừa được thả ra là cắm đầu chạy nhào về hướng mấy khóm cây um tùm. Chốc chốc, Hoàng lại phải chụp lấy nó bỏ vô giữa sân. Hải, — đứa con trai nhỏ sắp lên 10, — bắt đầu dạn dĩ, lấy hai tay khệ nệ bưng con rùa để về chỗ cũ, mỗi lần nó chạy ra xa. Hai ba lần, con rùa ngã chổng cẳng lên trời giãy giụa...
Hoàng trở vô nhà lấy máy chụp hình kỷ niệm. Con rùa này coi bộ không thích chụp hình. Mỗi lần Hoàng đưa máy lên nhắm, sẵn sàng bấm nút thì nó lại thụt đầu vô mai hoặc xoay mình đi hướng khác. Sau cơn kinh hoảng ban đầu, con rùa bây giờ bớt sợ, bò vô bụi dâu nhồm nhoàm ăn nốt mấy trái chín đỏ còn sót lại. Rồi lại bò tới đám rau sam, ngốn lá rào rạo. Lành nhận xét:
— Bộ nó bị bỏ đói hay sao mà ăn nhiều vậy!
— Ăn no khát nước, — Hoàng nói.
Hoàng bốc con rùa bỏ vô bồn tắm cho trẻ nít, không biết của ai để trên sân gạch. Bồn chứa sẵn nước, — chắc nước mưa đọng lại. Bốn người ngồi vây quanh, cười đùa chỉ trỏ. Con rùa cứ loi ngoi ngóc đầu ra khỏi mặt nước. Bé Yến, chị của Hải, nói:
— Chắc đây là loài rùa đất.
Hoàng đổ con rùa ra sân cỏ. Nó lò dò đi tới khu vườn hồng. Mới trung tuần tháng bảy mà hoa đã tàn gần hết, chỉ còn trơ lá và gai. Con rùa lại lấm nhấm ăn mấy lá rau sam lan đầy mặt đất. Lành bàn:
— Có thể là rùa hàng xóm đi lạc.
Gia đình Hoàng đến đây nghi hè. Ngôi biệt thự họ đang ở là do cha mẹ vợ cho mượn. Hoàng nói:
— Biết ai mà trả. Mai hỏi ông già xem sao.
Lành nhìn ra ngõ, thấy bóng người lui cui đang kiểm cái gì trong mấy lùm cây. Nàng nói để ra hỏi có phải họ đánh lạc con rùa chăng. Hai đứa nhỏ lo ngại ra mặt, sợ không giữ được con rùa. Nhưng không ai mất rùa cả.
Chơi một hồi cũng chán, hai đứa nhỏ bỏ đi chỗ khác. Vấn đề của Hoàng bây giờ là làm sao canh giữ được rùa. Vợ chàng tìm được một cái thùng gỗ đựng trái cây khá lớn. Hoàng úp thùng lên con rùa rồi chận trên một khúc củi to. Hoàng một minh ngồi ngắm rùa. Nhìn kỹ, mai nó chạm trổ ô vuông to, cạnh bốn phân. màu vàng viền đen, nổi vân tuyệt đẹp. Hoàng để ý con rùa cứ ngoai cổ đưa đầu ló ra mấy cái lỗ hổng. Ngó hai con mắt đen hinh trăng khuyết, buồn buồn, Hoàng động lòng trắc ẩn. Nhớ chuyện cổ tích thời thơ ấu. Có chàng thư sinh một hôm gặp người chài lưới được con rùa vàng rất đẹp. Chàng đem lòng thương xót, bỏ tiền mua, thả rùa về biển. Đêm ấy, có thần báo mộng rằng rùa đó là hoàng tử thần Kim Quy, đền ơn chàng cứu mạng, giúp chàng thi đỗ Trạng nguyên...
Tổi lên giường ngủ, Hoàng nói với vợ:
— Này Lành biết đâu không phải rùa thần.
Vợ chàng cười:
— Ồ, làm gì có chuyện hoang đường.
Đêm hôm đó, không có thần nào về báo mộng cả.
Sớm hôm sau, ông cha vợ nghỉ hè cách đó chừng 50 cây số, về nhà tìm cần câu cá, nhân tiện ghé thăm gia đình con rể. Hoàng kể chuyện con rùa, ông cho biểt ở vùng Provence-Côte d'Azur này người ta bắt được là thường.
Gần mười giờ sáng hai đứa nhỏ mới thức giấc. Vừa mở mắt, quên cả ăn sáng, đứa con trai chạy ra vườn tìm rùa rồi đem ra chơi trên sân sỏi. Con rùa bị lật tới lật lui đến tội nghiệp. Hoàng nói:
— Này Hải! Con có thích ai đem con lật lên lật xuống như vậy không?
Lúc đó, thằng bé mới gượng nhẹ với con rùa hơn một chút. Hoàng thấy con chơi như vậy không tiện, đi tìm một khúc dây dài ba thước. Chàng thắt hai vòng chung quanh thân rùa như một gói quà, còn đầu dây kia buộc vào gốc cây mơ. Nhưng con rùa kéo đi kéo lại một hồi, sợi dây lại tuột ra. Chàng theo lời khuyên của ông cha vợ, lấy máy điện khoan vào mai rùa một lỗ gần đuôi. Mai rùa rất cứng, và có lẽ chàng sợ rùa bị thương nên khoan không lủng. Tiểng máy é lên nhức óc làm thằng nhỏ xót ruột:
— Thôi! Bố đừng khoan nữa.
Sau cùng Hoàng nghĩ ra một cách. Chàng ra sau nhà, đẩy ba xe bù-ệt đầy củi đòn lớn bằng hai báp vế đàn bà, ra khu vườn hồng. Những cây củi dùng đốt suởi mùa đông. Chàng sắp bên cạnh những gốc hồng thành một cái chuồng lớn, chu vi hơn l0 thước. Thế mà con rùa chưa thỏa mân. Vừa bỏ vô nó đã hì hục gồng mình đủn mấy khúc gỗ to. Hoàng đứng cả giở xem nó xoay xở ra sao. Cử thế, con rùa đi hết một vòng, ra sức đẩy gỗ tìm lối thoát.
Nhưng rõ ràng là những khúc cây nặng quá sức rùa. Nhiều lần, nó thử leo hai chân trước lên khúc gỗ tròn nhưng đành bỏ cuộc. Không khéo đưa bốn vó lên trời, chỉ còn phương chờ chết. Hoàng yên tâm để hai đứa con chơi, không lo xổng mắt rùa.
Buổi chiều, trước khi đi tắm biển, chàng kiểm soát kỹ lưởng cái chuồng. Con rùa nằm im như một hòn đá dưới một hốc cây.
Trên đường lái xe ra biển, chàng vui miệng hỏi các con đã đặt tên cho rùa chưa. Hải muốn gọi rùa là Caroline, như trong một sách hình của nó. Chị Yến nó gạt đi bảo phải tìm ra một tên mới lạ. Lành nói:
— Kêu nó là Rùa cho rồi!
Cả nhà phì cười vì cái tên làm biếng đó. Hoàng đề nghị đặt tên «Mơ», — vì đã gặp rùa dưởi gốc cây mơ. Vấn đề đặt tên chưa ngả ngũ, mọi ngưởi đã bàn sang chuyện làm sao đem về nuôi ở vùng Paris. Lành tính mua rào và đá tảng làm chuồng cho rùa ở trong vườn. Hoàng lo ngại không biết khí hậu lạnh Paris có thích hợp với con rùa quen nóng ở miền Nam nước Pháp này không. Nhưng ra tới biển thì mọi ngưởi quên hết chuyện rùa, chạy ùa xuống nước.
Tắm biển xong về nhà, chưa kip đem phơi mấy tấm khăn ướt, Hoàng bỗng nghe tiếng vợ con xôn xao từ khu vưởn hồng vọng lại:
— Con rùa đi mất rồi! Con rùa đi mất rồi!
Chàng vội vàng chạy lại. Con rùa đã biến mất. Chàng nhìn kỹ từng góc kẹt, không thấy dấu vết con rùa đâu cả. Lạ nhất là những khúc củi không bị xê dịch chút nào. Bấy giờ Hoàng mới tin lời ông cha vợ là đúng. Giống rùa đất ở đây rất tài tình, chúng đến đi, biến hiện bất ngờ, ngưởi ta không biết đưởng nào mà canh giữ... Cả nhà chia nhau lục lọi trong những bụi cây. Khu vưởn rộng thênh thang đầy những bụi trúc đào nở hoa ba màu rực rỡ, — hồng, trắng, đỏ —, những khóm hoa bát tiên hinh cầu ba ngưởi ôm không xuể. Rồi trúc, sung, lựu... xum xuê. Vưởn này tiếp sang vườn kia gần như không ranh giới. Hoàng đứng trên sân thượng nhìn ra xa, không thấy nhà, chỉ thấy toàn một màu xanh lục của thông, khuynh diệp và sồi điển điển chạy dài tới biển.
Tiếng đứa con khóc tấm tức từ một bụi hoa vẳng lại làm Hoàng bồi hồi thương cảm. Song, đồng thời, một niềm vui len nhẹ vào lòng. Mơ đã tìm lại tự do. Mọi sự diễn ra tốt đẹp, đúng như chàng thầm uớc ngay lần đầu gặp gỡ. 
Mơ ơi!


Đặng Thế Kiệt
Saint-Tropez, tháng 7 1986
(QUÊ MẸ SỐ 80 - THÁNG 4. 1987)




Ghi chú

Ở đây ghi lại nguyên văn bài đã đăng trên tạp chí Quê Mẹ số 80 tháng 4-1987.

Năm 2020 khi chưa tìm được bản gốc trên báo Quê Mẹ năm 1987, đã viết lại hoàn toàn theo trí nhớ, có thể đọc theo link sau:




 

Saturday, January 27, 2024

Ông đồ của Vũ Đình Liên (1936) và người bộ đội già bán rế tre (2024)

 
Bài thơ hoài cổ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài thơ mà tôi rất thích, đọc lần đầu trong sách giáo khoa Việt văn năm đệ Lục (khoảng năm 1962). Thích đến nỗi, khi kèm học em trai ở nhà, tôi dạy nó 8 câu đầu:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”


Image: https://download.vn/doan-van-cam-nhan-ve-nhan-vat-ong-do-50013

Nhưng không thể nào nói hết được nỗi niềm thất vọng mênh mông, khi đọc tin sau biến cố tháng Tư 1975, Vũ Đình Liên theo phái đoàn Tố Hữu từ Bắc vô Nam. Trong một đêm “họp mặt văn nghệ” với các nhân vật miền Nam, Vũ Hoàng Chương đã được mời tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố Hữu (đã làm để khóc Stalin khi ông này chết vào năm 1953):
 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười

Sau lời thẩm định dứt khoát của Vũ Hoàng Chương về bài thơ này (vô giá trị, — vì hoàn toàn dối trá), Vũ Hoàng Chương bị bắt. Và chết năm 1976 ở Gác Bút, nhà riêng của ông, sau khi được ra khỏi ngục Chí Hòa. Tham khảo: (*1)

Hôm qua, tình cờ xem được trên Internet Facebook, tấm hình chụp một người bộ đội già ngồi bán rế tre ở một góc đường hình như ở Hà Nội, tôi liên tưởng ngay đến bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên.


photo: Facebook
Năm nay đào sắp nở
Chợt thấy ông đội già
Bày rế tre giấy đỏ
Bên đường xe chạy qua

Không thấy người ghé lại
Hỏi xem bán gì đây:
"Rế tre đẹp lắm đấy
Ai đan thật khéo tay"

Nhưng sao hàng thưa vắng
Người làm bếp nay đâu?
Giấy đỏ cuộn chi lắm
Nón cối buồn cúi đầu

Bộ đội già ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Bụi đường rơi trên giấy
Trên đường ô-tô bay

Vũ Đình Liên, ta hỏi:
Làm thơ ông đồ xưa
Nay Chủ Nghĩa Xã Hội
Thiên đường sao vẫn chưa?

(2024-01-26)




Ghi chú

ô-tô: thông dụng tại miền Bắc. Trở nên rất phổ biến tại miền Nam sau 1975. Trước đó, người miền Nam thường dùng từ "xe hơi". (*2)


Tài liệu tham khảo

(*1)
https://vietbao.com/a314954/nha-tho-vu-hoang-chuong-nhung-he-luy-cuoi-doi#:~:text=Nhà%20thơ%2C%20nhà%20giáo%20Vũ,17%20tháng%209%20năm%201976.
Vương Trùng Dương
(Little Saigon, Feb 14, 2023)

(*2)
https://fr.wiktionary.org/wiki/ô_tô
ô tô:
Étymologie
Du français auto [1].
Nom commun 
Automobile; voiture; auto.
Synonymes
xe hơi
Paronymes
ô-tô
Références
Free Vietnamese Dictionary Project, 1997–2004 → consulter cet ouvrage
[1] Mark J. Alves. 2011. Loanwords in Vietnamese. In Martin Haspelmath and Uri Tadmor (eds.), Loanwords in the world’s languages: a comparative handbook, 617-637. Berlin: Mouton, page 637.




Wednesday, January 17, 2024

đi chợ trời mưa

 Sáng nay trời lạnh và mưa, đến khu chợ trời phố Tàu trước siêu thị Paris Stores, thấy vắng teo.
Thường thường ở đây, trên vỉa hè rộng, trải dài khoảng một trăm mét, lúc nào cũng lố nhố kẻ đứng người ngồi, bán rau cỏ bánh trái tấp nập.
Tôi để ý ngay một bịch giấy to, đựng đầy bánh mì, đặt trên một bờ tường thấp, trước lối vào những cửa tiệm trên lầu.
Một ông sư khất thực, mặc áo nâu sồng, đứng bên trái, nói với tôi câu gì nghe không rõ. Nhưng nhìn ánh mắt của ông, tôi hiểu ý ông bảo tôi đây là của bố thí, ai muốn lấy ăn thì lấy. Ở đây, người ta chết lạnh chứ không chết đói.
Nhà sư này tôi thấy lần đầu. Từ hơn hai chục năm nay, tôi vẫn gặp ngay chỗ ông đứng, hoặc bên gốc cây đối diện, một bà sãi mặc áo cà sa màu nghệ "đóng đô" thường trực ở chợ trời này.
Hình như tôi chưa biết bố thí bao giờ, nên hỏi ông sư: 
"Thầy ở chùa nào vậy?"
Ông sư đáp: 
"Không có chùa nào hết."
Vì không có sẵn thức ăn trong tay, tôi hỏi:
"Dạ, bố thí bằng gì được?"
Ông sư nói gì không rõ, nhưng tôi hiểu là cho tiền cũng nhận. Tôi moi ví, còn tờ 5 euros, bỏ vào cái khay bằng đồng nhà sư vừa đưa ra. Nghe ông lí nhí nói cảm ơn.
Tôi theo nhà tôi đi lên lầu theo những hành lang tiệm ăn, nhà bán thịt, cửa hàng nữ trang, v.v. 
Chợt thấy trong tủ kính một món hàng ngộ ngộ. Thoạt nhìn, tưởng là một bình trà bằng sứ. Nhưng xem cái mõm con heo mở tròn xoe, thì không hợp lý. Đọc lõm bõm mấy chữ Nhật trên hông con heo sứ trắng, mới hay cái này dùng để cắm nhang bắt muỗi mùa hè. Giữa trời đông giá, bán đồ dùng cho trời nóng nực, kể cũng lạ.

(viết tiếp 2014-01-18 12:08)

Hai vợ chồng dẫn nhau ra ngoài sân thượng, rẽ qua hành lang bên trái, đến quán Phở 13. Dạo này, nhà tôi làm biếng nấu bếp, chúng tôi thường ra ăn ngoài tiệm. Cả mấy chục nhà hàng ăn món Việt ở Paris, chúng tôi đã đến gần hết. Giở tới giở lui tờ thực đơn, quanh đi quẩn lại mấy món chả giò, phở bò, chả cá Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, bánh tôm Hồ Tây, v.v., riết không biết chọn gì nữa. Ăn xong, xuống lại avenue d'Ivry, đi về phía tiệm Khai Trí, nhà tôi vào mua hai khúc bánh mì sandwich kiểu Việt Nam, đem về nhà để dành ăn tối.
A, cái tiệm Khai Trí này, cách đây hơn 10 năm, còn là quán sách tiếng Việt cuối cùng ở Paris. Chẳng biết cái tên có liên quan gì với nhà sách Khai Trí đường Lê Lợi Sài Gòn trước 1975. Nơi mà tôi thường say mê đến coi sách cọp thời xưa ở trung học. Tuy nhiên bây giờ, trong tiệm ở đây, vẫn còn một quầy nhỏ bày bán vài chục cuốn sách cũ kỹ từ mấy mươi năm trước. Nhớ năm ngoái, tôi tình cờ mua được cuốn tiểu thuyết Kỷ Niệm Với Mỵ Ánh của Lê Thị Huệ (Gió-O, 1987), giá 6.50 $. Tôi  thấy truyện rất hay, kể lại thời kỳ tác giả đang theo học ở Đại Học Văn Khoa Đà Lạt trước sau biến cố 1975. Dưới hình thức "hư cấu lập thể", theo lời kể của một nhân vật phái nam tên Quang, ghi lại không khí lãng đãng lãng mạn của Đà Lạt sương mù, trong những ngày tháng đó, với những bạn trẻ đó, nhìn nhân vật nữ chính trong truyện là Mỵ Ánh, — một sinh viên văn chương xinh đẹp, đam mê, sôi nổi, sống với sự thật không nhân nhượng
Tôi nhớ mãi đoạn cuối, Mỵ Ánh lúc đó đang đứng bán ở một chợ trời Sài Gòn, nói với Quang, hình như chỉ ít lâu trước ngày Mỵ Ánh vượt biển sang Mỹ: 
Ánh xòe tay ra. Bàn tay của nàng gầy và xanh. Vành môi nhấp nhô. Cười nửa miệng. Nói với một giọng trầm trầm nhưng vẫn ào ạt như ngày nào.
— Phải đùa một tí vậy mới được, Ánh nói. Đời sống có khi phải biết đùa giỡn tí xíu vậy mới mỉm cười được vào những nghịch lý của nó, mới tha thứ nổi cho mình, rộng lượng nổi với đời. Có gì đâu. Còn hơi thở là còn đường binh mà. Bạn thân.

Chúng tôi ra về, qua avenue de Choisy. Vỉa hè loang loáng nước mưa, dưới hàng cây trụi lá. Nhà tôi mang dù đi lút thút dưới mưa, bóng ngày vút qua như mộng. 
Chợt nhận thấy hai đứa đã bước vào mùa đông cuộc đời. Ờ thì xuân, hạ, rồi thu...
Bài blog chưa xong, đăng trên Facebook. Cô bạn nhà văn ở Le Havre vô đọc và viết một câu tuyệt cú mèo cuối năm Quý Mão:
Trời tuyết lạnh nhà nước kêu nằm nhà mà ông đi chợ!
Mua được gì chưa, thơ mấy câu? 
Vắng người lui tới chợt dâng sầu.





Ghi chú
photos dtk 2024-01-17